Theo kinh nghiệm du lịch Sapa của Vivudoday.com thì việc du lịch vào đầu tháng 4 – tháng 5 là thời điểm mà các đồng bào dân tộc ở Lào Cai – Sapa thưởng tổ chức các lễ hội truyền thống vô cùng dộc đáo.
Đọc thêm:
1. Lễ hội cầu mùa Roóng Poọc của người Giáy
Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch, người Giáy ở Tả Van (huyện Sapa) lại mở hội Roóng Poọc cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Tuy vẫn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả thung lũng Mường Hoa. Trong hội Roóng Poọc ngoài những nghi lễ độc đáo còn diễn ra các trò chơi, nhảy múa và biểu diễn dàn nhạc trống chiêng, kèn pí lè rất sôi nổi.
2. Lễ hội Nào Cống
Hàng năm vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch, các làng người Mông, người Dao, người Giáy Mường Hoa đều tụ họp về miếu thờ ở bản Tả Van làm lễ “Nào Cống”. Mỗi gia đình cử một người đại diện, không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Lễ “Nào Cống” cầu mong các thần phù hộ người yên vật thịnh, mùa màng bội thu. Ngoài ra, trong lễ hội, người đứng đầu sẽ công bố những bản quy ước chung và kết thúc bằng buổi ăn uống vui vẻ.
3. Lễ hội Tết nhảy
Là lễ hội quan trọng và được chuẩn bị khá công phu của người Dao Tả Van, thường được tổ chức vào ngày mùng 1 hoặc mùng 2 Tết âm lịch. Nội dung chính của buổi lễ là cầu mong “Người yên vật thịnh", "Uống nước nhớ nguồn”. Các hoạt động tế lễ trong Lễ Tết nhảy vô cùng đặc sắc với 14 điệu nhảy múa của một số nam thanh niên được chọn, hay những nghi lễ độc đáo do thầy cúng thực hiện.
Một số lễ hội độc đáo khác :
- Lễ hội "Nhặn sồng" và "Nào Sổng"
- Lễ hội quét làng của người Xá Phó
- Lễ hội Gầu Tào của người Mông
- Lễ hội xuống đồng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét